Quan trắc lún công trình – quy trình quan trắc lún trong công trình rất quan trọng trong quá trình thực hiện thi công và đưa vào sử dụng. Để làm được những điều này, nhà thầu thi công, chủ đầu tư và người sử dụng cần thực hiện các bước cơ bản trong quy trình quan trắc lún sau:
Những kết quả của quy trình quan trắc lún công trình:
- Độ lún tổng cộng từ chu kỳ 0 đến chu kỳ hiện tại.
- Độ lún của các chu kỳ liền kề.
- Độ lún của bất kỳ chu kỳ nào đến chu kỳ cần quan tâm.
- Tốc độ lún trung bình theo tuần, theo tháng, theo năm.
- Giá trị lún tới hạn so với tiêu chuẩn và hồ sơ thiết kế.
- Độ lún lệch.
Quan trắc lún được tiến hành thực hiện như thế nào?
Quan trắc lún công trình xây dựng được tiến hành thực hiện theo quy trình những bước như sau:
Bước một: Lập đề cương hoặc phương án kỹ thuật của công tác quan trắc lún công trình (đề cương). Trong đề cương cần phải có một mặt bằng bố trí mốc cơ sở, mặt bằng bố trí mốc kiểm tra, tiêu chuẩn viện dẫn (TCVN 9360:2012), cấu tạo mốc cơ sở, cấu tạo mốc kiểm tra, số chu kỳ và tiến độ quan trắc dự kiến, giới hạn lún cho phép, độ lún lệch, mẫu sổ đo điện tử hoặc sổ chép tay, phần mềm dự kiến để bình sai và mẫu báo cáo quan trắc lún.
Lập đề cương
Bước hai: Bố trí mốc cơ sở và mốc kiểm tra ngoài thực tế với vị trí và chất liệu, hình dạng, kích thước theo tiêu chuẩn hiện hành cho quy định quan trắc lún. Thông thường mốc kiểm tra phải là mốc bằng inox được khoan cấy vào trong cột vách chịu lực, mốc cơ sở phải được khoan sâu ít nhất vào tầng sét 5m và bố trí xa công trường theo tiêu chuẩn từ 100m –> 150m, tuy nhiên tùy vào trường hợp thực tế, thì có thể xê dịch ngắn hơn nhưng riêng độ sâu thì phải đảm bảo.
Quy trinh quan trac lun
Bước ba: Thu thập dữ liêu:
Sử dụng máy quan trắc lún với độ phóng đại và có bộ đọc cực nhỏ, mia inva. Lưu ý: Sơ đồ đo, người đo, thời điểm đo nên giống nhau giữa các chu kỳ. Máy được khuyến khích sử dụng hiện tại là máy DNA 03 đi kèm với bộ mia inva mã vạch để quan trắc lún.
Các bước trong quy trình
Bước bốn: Xử lý số liệu và phân tích kết quả đo lún:
Sau khi tiến hành đo độ lún, người thực hiện đo sẽ lưu giữ lại những số liệu đo thực tế và tiến hành tính toán bằng công thức chuyên nghành hoặc các phần mềm bình sai chuyên dụng để đưa ra kết quả quan trắc như đã liệt kê trên nhằm phản ánh thực tế hiện trạng của công trình giúp cho kỹ sư kết cấu phân tích được nguyên nhân lún để điều chỉnh bản vẽ hoặc phương án thi công, hạn chế thấp nhất rủi ro trong quá trình thi công và đưa vào sử dụng lâu dài sau này.
Xuất kết quả
Một số công trình sau cần thực hiện quy trình quan trắc lún?
Về nguyên tắt tất cả các công trình chất tải trên mặt đất đều phải quan trắc lún, tuy nhiên trong thực tế xét về quy mô và kinh tế, chúng ta chỉ liệt kê một số công trình cơ bản cần phải quan trắc.
- Tất cả các công trình nhà cao tầng.
- Các công trình đập thủy lợi, thủy điện.
- Các công trình xây trên nền đất yếu.
- Các công trình mà mục đích sử dụng mang tính chất đông người như nhà máy, nhà xưởng, rạp hát, trụ sở, văn phòng công ty…
- Công trình xây dựng cầu đường.
Ngoài ra đối với các công trình đang xây dựng như nhà ở, khu dân cư, chung cư… khi phát hiện thấy vết nứt, công trình nghiêng bất thường cần phải thực hiện ngay công tác quy trình quan trắc lún và thí nghiệm vật liệu xây dựng ngay xác định nguyên nhân gây lún chính xác nhằm tránh tình trạng mất an toàn ảnh hưởng đến các công trình xung quanh và an toàn tính mạng của con người.
Ngoài ra các bạn tham khảo thêm một số phương pháp quan trắc lún:
– Phương pháp đo cao hình học.
– Phương pháp đo cao lượng giác.
– Phương pháp đo cao thủy tĩnh.
– Phương pháp chụp ảnh.
– Phương pháp tọa độ.
– Phương pháp đo góc ngang.
– Phương pháp đo góc nhỏ.
– Phương pháp chiếu đứng,…