Cẩm nâng xây dựng nhà và cấm kỵ
Sở hữu một căn nhà có thiết kế đẹp, sang trọng và đầy đủ tiện nghi vốn là mơ ước và nhiệm vụ của nhiều người. Nhưng xây dựng nhà không hề dễ, nó sẽ cùng ta sinh sống rất nhiều năm, qua nhiều thế hệ. Vì vậy, xây nhà không chỉ đáp ứng được tiêu chí về mặt thẩm mỹ, tính tiện dụng mà còn phù hợp với phong thủy để mang lại nhiều cát lợi cho gia chủ và thành viên trong gia đình nữa.
Cẩm nang xây dựng nhà dưới đây với những thông tin hữu ích, thiết thực sẽ là một cách định hướng rất tốt cho những gia đình đang có ý định xây nhà.
I – NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN BIẾT KHI CÓ Ý ĐỊNH XÂY DỰNG NHÀ MỚI
Như đã khẳng định ở trên xây nhà là một việc rất quan trọng trong đời người, nên không thể làm qua quýt được. Có một số người do làm nhà lần đầu chưa có kinh nghiệm nên không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một vài bước quan trọng khi bạn có ý định xây dựng nhà mới:
1 – Hãy xác định mức kinh phí đầu tư và luôn có 1 khoản chi phí phát sinh
Tiền đầu tư là quan trọng nhất, quyết định bạn sẽ làm gì và sắm gì. Bạn cần quản lý chặt chẽ khoản chi phí này trong quá trình xây dựng nhà vì bao giờ cũng có 1 khoản chi phí phát sinh. Chi phí này có thể nằm trong dự tính hoặc có thể vượt khỏi tầm kiểm soát nếu như không biết cách lên kế hoạch, quản lý.
Cụ thể, bạn phải nắm tổng quát danh mục cần chi từ việc mua đất, nguyên vật liệu, tiền công thợ, đồ nội thất, thiết bị sử dụng trong nhà. Ngoài ra, bạn phải bám sát theo kế hoạch ban đầu, tránh nghe theo lời bàn tán, góp ý từ quá nhiều người hoặc bản thân chi tiêu quá nhiều làm ảnh hưởng ngân sách.
2 – Quy trình xây dựng nhà một ngôi nhà bạn cần phải biết
Muốn quản lý được thợ thì trước tiên bạn cần phải biết quy trình xây dựng nhà như thế nào. Bạn phải biết tầm này làm những gì, tầm kia làm những gì để chủ động hơn về thời gian và kế hoạch ra sao.
Ngoài ra, các giấy tờ liên quan tới pháp lý cũng là một phần rất quan trọng. Việc xây nhà cần có sự giám sát của các cơ quan nhà nước liên quan. Để tránh những vướng mắc dính tới vấn đề pháp luật, bạn cần nắm rõ các loại quy định về việc xây dựng nhà dân dụng.
3 – Nên chọn một nhà thầu uy tín và có kinh nghiệm xây dựng nhà
Thực ra, hiện nay không thiếu những nhà thầu xây dựng nhà. Nhưng chọn ra đơn vị có tâm, có tầm, kinh nghiệm cùng sự chỉnh chu và chu đáo thì không hề dễ. Bạn cần phải tìm những đơn vị nào đã có những dự án thành công và bạn phải nhìn được tận mắt.
Hợp đồng làm việc rõ ràng , minh bạch cho cả đôi bên dễ theo dõi và quan sát. Ngoài ra, việc thỏa thuận và khảo sát về giá cả cũng là một yếu tố quan trọng khi bạn lựa chọn nhà thầu.
II –CÁCH TÍNH GIÁ XÂY DỰNG NHÀ THEO M2 NHƯ THẾ NÀO?
Khi xây dựng nhà, chủ nhà quan tâm nhất tới chi phí xây dựng nhà là bao nhiêu. Có khá nhiều anh chị còn chưa biết cách tính toán sơ bộ giá xây dựng nhà theo m2 như thế nào. Đừng lo, Minh Phương sẽ giúp bạn.
-
Cách tính chi phí xây dựng nhà trọn gói theo m2
Trong đó:
+ Diện tích xây dựng nhà tính trên mét vuông, theo quy mô xây dựng nhà
+ Đơn giá xây dựng nhà: tùy thuộc vào nhu cầu tài chính của bạn sẽ có nhiều gói cho bạn lựa chọn từ 4.500.000 đồng/m2 – 7.000.000 đồng/m2 tại thị trường HCM.
Lưu ý: Cách tính trên đây chỉ là ước lượng có thể tăng giảm tùy công ty hợp tác và thị trường lúc đó. Để biết chính xác xem chi phí là bao nhiêu thì cần phải bóc tách khối lượng, lập bảng dự toán chi phí cụ thể cho từng công trình theo nhu cầu của gia chủ.
-
Cách tính chi phí theo bảng dự toán xây dựng nhà
Nên chọn cách này vì mọi công việc cần làm cho một ngôi nhà từ ép cọc, đào móng, xây móng tới sắt thép, bê tông, xây trát, ốp lát … nếu được tính toán chi tiết và rành mạch từ vật tư sử dụng tới khối lượng đơn giá, thành tiền là bao nhiêu …. Gia chủ sẽ nắm được chi tiết từng hạng mục dễ dàng kiểm tra giám sát thi công, đảm bảo số lượng như đã tính toán.
>> Đơn vị xây dựng nhà sẽ cho bạn một bảng dự toán xây dựng chi tiết.
>> Bạn đang cần tham khảo giá xây nhà tại HCM, vui lòng để thông tin tại đây, Minh Phương gửi lại bạn sau 5 phút.
-
Cách tiết kiệm chi phí xây dựng nhà và dự phòng phát sinh
>> Chuẩn bị xây dựng nhà:
Hãy trang bị kiến thức về xây dựng nhà, tham khảo internet, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè. Nếu có những kiến thức cơ bản, bạn sẽ chủ động hơn và biết cách lựa chọn các gói xây dựng nhà sao cho phù hợp với khả năng của mình.
Tiếp theo để có chi phí xây dựng nhà trọn gói tiết kiệm, bạn cần có sự so sánh nhu cầu sử dụng của gia đình, số thành viên ở để quyết định độ rộng và diện tích sử dụng cho hợp lý. Cân đối ngân sách, dành 80% trong ngân sách ký hợp đồng xây dựng nhà trọn gói, còn lại 20% phòng ngừa các chi phí có thể phát sinh trong quá trình thi công.
>> Chọn nhà thầu xây dựng nhà trọn gói uy tín
Nhà thầu bạn lựa chọn không cần quá lớn, chỉ cần có uy tín và trách nhiệm là được. Để có chi phí xây dựng nhà trọn gói tiết kiệm nhất, yêu cầu cần đặt ra là:
- Có sở hữu đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm, đã được đào tạo bài bản
- Giá cả hợp lý với các khoản vật tư minh bạch, từ báo giá tới thương hiệu, tư vấn thiết kế nhà sao cho phù hợp với diện tích ngôi nhà, lô đất nhà bạn.
- Thời gian thi công đúng tiến độ đảm bảo theo hợp đồng để hạn chế chi phí phát sinh.
- Thực hiện tốt an toàn lao động để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc trong quá trình xây dựng nhà.
>> Lên kế hoạch dự trù kinh phí xây dựng nhà trọn gói và phí phát sinh
Một vài hạng mục cần phải sử dụng tới kinh phí gồm:
- Chi phí làm các thủ tục cấp phép xây dựng nhà
- Chi phí khảo sát địa chất và chi phí thiết kế bản vẽ
- Chi phí làm móng cọc hay băng
- Chi phí xây dựng phần thô
- Chi phí cho phần hoàn thiện căn nhà
- Chi phí mua sắm đồ nội thất ….
- Chi phí phát sinh trong quá trình xây nhà …
>> Bạn cần phải chọn được thời điểm xây dựng nhà hợp lý
Nên chọn thời điểm ít mưa, nhiều nắng nhất trong năm. Thời điểm tránh các dịp lễ tết để không làm gián đoạn quá trình thi công, ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Bạn sẽ tiết kiệm được những khoản tiền không đáng có như ăn ở, đi lại, thất thoát vật tư vật liệu … Ngoài ra, nếu như bạn vay ngân hàng để xây nhà thì việc tiết kiệm thời gian cũng sẽ giúp bạn giảm được một khoản tiền lãi phải chi trả.
III – XÂY NHÀ PHẦN THÔ, PHẦN HOÀN THIỆN GỒM NHỮNG HẠNG MỤC VÀ VẬT LIỆU GÌ?
-
Xây nhà phần thô gồm hạng mục và vật liệu gì?
Xây nhà phần thô là thi công kết cấu bê tông cốt thép gồm móng, dầm, sàn, cột, tường gạch, cầu thang, mái, ngăn chia phòng ốc, ống nước âm tường, đế âm điện, tủ điện, dây điện đi âm tường âm sàn. Đây là phần cơ bản hình thành bộ khung cho ngôi nhà giống như hồ sơ thiết kế thi công.
Phần thô này rất quan trọng chúng tạo tiền đề cho các hạng mục thi công sau này. Vì vậy cần được đầu tư và tính toán nghiêm túc. Phần thô càng tốt, càng chính xác thì phần thi công càng thuận tiện, tiết kiệm chi phí và thời gian, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới công trình.
** Hạng mục công việc của phần thô xây nhà cơ bản:
- Đập phá nhà cũ, chuẩn bị mặt bằng thi công.
- Ép cọc Bê Tông Cốt Thép(BTCT) cắt, đập đầu cọc.
– Riêng ép cọc sử dụng máy xây dựng ép cọc sâu vào lòng đất.
Ngoài ra, còn các hạng mục khác như:
- Đào đất móng, đà giằng, đà kiềng.
- Đào hầm tự hoại, hố ga.
- Đắp đất nâng nền.
- Gia công lắp đặt cốt thép.
- Gia công lắp dựng ván khuôn dầm sàn.
- Xây tường gạch ống, xây tô.
- Cán nền.
- Tô trát tường, cột, cầu thang trong, ngoài nhà.
- Quét sika chống thấm sàn mái, sàn ban công.
- Hệ thống điện, cấp thoát nước âm tường, ống đồng máy lạnh(Nếu CĐT có nhu cầu).
– Đà kiềng là giằng cột, các cấu kiện nối liền cột lại với nhau, chịu tải tường ngang dồn xuống móng. Thường ở các vị trí như chân cột, có độ cao hơn nhiều so với đài móng.
– Đà giằng: Đà giằng nằm dưới đà kiềng, đặt trên các đài móng có khả năng định vị chân cột, ổn định móng theo 2 phương chống lún lệch, giữ cho khoảng cách không thay đổi khi thi công.
** Vật liệu sử dụng trong phần thô :
- Cán nền chủ đầu tư cung cấp cát, xi măng…
- Chống thấm mái, sân thượng, ban công còn chủ đầu tư lo vật tư chống thấm toilet.
- Gạch: Chủ đầu tư cung cấp vật tư gạch, xi măng, keo dán gạch, keo chà ron..
- Sơn nước: Chủ đầu tư cung cấp sơn, vật tư phụ như rulo, cọ, giấy nhám..
- Đèn chiếu sáng: lắp đặt đèn âm trần, vật tư đèn, dây điện vật tư phụ do chủ đầu tư cung cấp.
- Thiết bị vệ sinh: lắp đặt bồn cầu, lavabo, phụ kiện vệ sinh.. mọi vật tư đều do chủ đầu tư cung cấp.
Thường phần vật liệu xây dựng sẽ được giao trọn cho chủ đầu tư đảm nhiệm.
- Xây nhà phần hoàn thiện gồm hạng mục và vật liệu gì?
Xây nhà phần hoàn thiện là thi công những phần có thể sờ, nhìn thấy như: sơn, lát gạch, thiết bị vệ sinh, cửa đi, cửa sổ..không kèm theo nội thất. Phần này lại yêu cầu nhiều về mặt thẩm mỹ, kỹ thuật. Hoàn thiện xong là có thể đi vào sử dụng bình thường.
** Hạng mục công việc của phần hoàn thiện.
- Công tác ốp lát, ốp đá: Lát gạch nền, gạch nhám, ốp gạch len chân tường, ốp đá granite mặt bếp, cầu thang, ngạch cửa, chỉ bếp, ốp tường gạch trang trí mặt tiền.
- Công tác trần: Đóng trần thạch cao khung chìm, trần thạch cao khung chìm chống ẩm.
- Công tác sơn: Bả matit vào tường trong ngoài nhà, bả matit vào trần nhà, bả matit dạ cầu thang. Sơn nước 1 lớp lót, 2 lớp phủ vào tường trong ngoài nhà, cầu thang.
- Gia công lắp đặt(GCLD) cửa đi, cửa sổ, lan can, cổng chính, ổ khóa.
- GCLĐ khung bảo vệ ô lấy sáng/ giếng trời, GCLĐ hoàn thiện tấm lấy sáng.
- GCLĐ vách kính vệ sinh, GCLĐ khung sắt, bệ đỡ bằng đá granite cho lavabo. (Tùy nhu cầu CĐT có thể làm hoặc không sẽ không gồm trong gói hoàn thiện cơ bản).
- GCLĐ kính cường lực, tay vịn gỗ cầu thang.
- GCLĐ kính cường lực, tay vịn inox cho ban công mặt tiền.
- Phần điện: lắp đặt đường dẫn điện, công tắc, tủ điện, mcb cầu dao điện, ổ cắm bóng đèn, đèn led âm trần, dây internet, dây tivi, đèn cầu thang, đèn gương vệ sinh, quạt hút trần nhà vệ sinh, quạt trần, chuông cửa, máy bơm nước, đèn ốp trần ban công.
- Phần nước: ống nước thoát, ống nước cấp, lavabo, bồn cầu, vòi tắm sen nóng lạnh, vòi rửa, vòi xịt nhà vệ sinh, lắp đặt vòi rửa cho tầng trệt, sân thượng, bồn nước lạnh, phụ kiện nhà vệ sinh, ống đồng máy lạnh, máy nước nóng năng lượng mặt trời, phễu thu chống hôi, cầu chắn rác..
- Công tác khác như: Vận chuyển, dọn dẹp xà bần, chi phí vệ sinh.
** Vật tư sử dụng phần hoàn thiện :
Các nhãn hiệu vật tư:
Gạch ốp lát, đá granite: thường của thương hiệu Bạch mã, Taicera, Đồng Tâm.
Thạch cao: Vĩnh Tường.
Sơn, bả matic: Maxilite, Dulux, Joton
Công tắc điện, dây điện: Panasonic, Cadivi, Sino, Vega, Senko.
Cửa: Euro window, xingfa, tungshin, Y@door..
Phần nước: Ống nước PVC cho hệ thống nước lạnh, ống PPR cho hệ thống nước nóng các thương hiệu như: Bình Minh,Vesbo, Inax, Laska, Tân á đại thành..
Nói chung tùy hạng mục công trình phía nhà thầu Minh Phương sẽ giúp quý khách hàng báo giá và liệt kê chi tiết.
VI – NHỮNG CẤM KỴ KHI XÂY DỰNG NHÀ BẤT CỨ AI CŨNG CẦN PHẢI BIẾT
-
Các kiểu nhà cần tránh nếu không sẽ “lụn bại”
- Kiểu nhà chữ bát: nghèo đói, bệnh tật, côi cút.
- Kiểu nhà chữ hỏa: bế kinh.
- Kiểu nhà cái quạt: không ổn định, lênh đênh, vất vả.
- Kiểu nhà quá giang nhỏ cột nhỏ, cột to: luôn bị kẻ khác áp đảo
- Kiểu nhà Điệp đống (hải thượng lương chồng lên nhau) nếu không có chái nhà: nhà sẽ bị đổ và mắc ôn dịch.
Lưu ý: Sau khi xây xong, nhà không nên tạo thành hình chữ “sơn” hoặc chữ “đột” vì như thế là mất an toàn, nhà có kiểu xấu cả về hình thức và ý niệm tâm linh.
-
Số phòng và số bậc thang trong nhà rất cần thiết
Số phòng và số bậc thang trong nhà liên quan đến chuyện lành dữ. Do đó cần tuân theo số may mắn để được phúc:
Với số phòng
- Một phòng: may mắn, cát tường.
- Hai phòng: không vấn đề gì.
- Ba phòng: gặp chuyện dữ.
- Bốn phòng: gặp chuyện dữ.
- Năm phòng: may mắn, cát tường.
- Sáu phòng: gặp chuyện dữ.
- Bảy phòng: may mắn, cát tường.
- Tám phòng: gặp chuyện dữ.
- Chín phòng: may mắn, cát tường.
- Quy lại, số phòng cần tránh chẵn, lấy số lẻ.
Với số cầu thang:
Cần tính theo các giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử mà đếm. Nếu bậc cuối cùng là sinh thì tốt. Nếu là bệnh và tử thì sẽ rất xấu. Ngoài ra, nếu có bậc tam cấp cần tránh con số 4 vì nó trùng âm với chữ “tử”.
-
Những kiêng kỵ khác khi xây dựng nhà bạn cần phải biết
- Nếu sử dụng gỗ trong nhà thì chủ nhà không nên dùng loại có tính âm như lật, nam, hòe mà chỉ nên dùng gỗ có tính dương, như tùng, san, mai.
- Phòng ở bên không bao giờ được cao, rộng hơn phòng chính dù cùng một sân bằng không tớ sẽ khinh chủ.
- Trước nhà không nên có ngôi miếu, hoặc nhà bỏ hoang vì âm khí nặng, địa thế rất xấu tốt nhất không nên xây nhà.
- Ngoài ra, nhà bỏ hoang khiến người ta sẽ nằm mơ thấy ma quỷ, dễ bị ảo giác.
-
04 điều cần tránh cho gia chủ khi xây nhà mới năm 2020
- Một là, vị trí cửa chính vào nhà phải chuẩn phong thủy
Cửa chính vào nhà phải đặt như thế nào. Khi xây nhà cần phải xem phong thủy trước tiên là cửa chính bởi cửa chính đại diện cho năng lượng vào nhà, quyết định thịnh suy cho gia đình bạn. Vì vậy, nếu đặt vị trí cửa chính bạn phải tuân thủ điều sau:
+ Cửa chính cần phải đặt ở nơi rõ ràng, nổi bật
+ Cửa chính không được nhìn vào nhà tắm hoặc nhà kho
+ Cửa chính mở từ trong ra ngoài
+ Không thẳng cửa sổ hoặc cửa ra vào nào khác
+ Không đặt cầu thang đối diện cửa trước vì phạm phong thủy dễ mất lộc.
-
Hai là, vị trí cửa ra vào và cửa sổ cần thiết kế hài hòa
Không gian ngôi nhà nên có cửa sổ, không có cửa sổ chắc chắn sẽ không thể hút những khí tốt vào bên trong ngôi nhà. Bởi vậy, việc tìm vị trí đặt cửa sổ cũng quan trọng hơn bao giờ hết. Vị trí cửa ra vào và cửa sổ tránh đối diện với toilet, tránh cửa va vào nhau khi mở ra mở vào, hạn chế cửa sổ ở sau nhà, đảm bảo có không gian xung quanh cửa sổ và cửa ra vào.
-
Ba là, vị trí phòng ngủ và phòng tắm rất quan trọng
Phòng ngủ bạn không nên đặt phòng ngủ ở gần bếp hoặc gara để xe ô tô. Nên đặt phòng ngủ gần cửa trước. Còn phòng tắm thì không nên đặt đối diện ở cửa trước, phòng tắm ở trung tâm phòng là hợp lý nhất.
-
Bốn là, vị trí nhà bếp hợp phong thủy và tiện lợi
Vị trí nhà bếp tốt nhất là ở vị trí khuất từ cửa chính vào, không nên đặt bếp trước cửa phòng ngủ. Vì phòng bếp là đại diện cho lửa, vì vậy bạn không nên đặt dưới nền hoặc trên trần có đường hoặc nước bằng ngang qua như vậy phạm phong thủy, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc tiền tài của gia chủ.
Việc xây dựng nhà rất quan trọng, vì vậy nếu bạn đang có ý định xây dựng nhà hãy tìm tới một công ty uy tín để giao phó và hợp tác.